28 loại thực phẩm giàu kẽm nhất trong tự nhiên bạn cần bổ sung
Thực phẩm giàu kẽm đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống và sức khỏe con người, nhưng rất nhiều người lại coi thường hoặc không để tâm tới vì chưa hiểu rõ hết tầm quan trọng của loại khoáng chất này.
Vitamin và khoáng chất là những thành tố không thể thiếu được để duy trì 1 sức khỏe tốt cho từng người. Trong đó, kẽm (zinc) lại cực kỳ quan trọng.
Những lợi ích hàng đầu của kẽm đối với cơ thể
Mặc dù cơ thể chúng ta chỉ cần 1 lượng rất nhỏ dưỡng chất này, nhưng nó lại cực kì cần thiết. Có thể liệt kê một số tác dụng quan trọng của kẽm như:
- Duy trì khứu giác hoạt động tốt.
- Xây dựng 1 hệ miễn dịch khỏe mạnh chống lại bệnh tật.
- Kích hoạt các enzyme và hình thành DNA.
- Làm đẹp da và khỏe tóc.
- Theo nhiều nghiên cứu y học, kẽm cũng giúp thúc đẩy quá trình sản xuất testosterone ở nam giới, tăng cường sức mạnh cho tinh binh.
- Tham gia sản xuất estrogen và progesterone ở phụ nữ.
- Làm giảm đi các triệu chứng PMS (tiền kinh nguyệt) ở phụ nữ cũng như tăng cường sức khỏe cho em bé.
- Cân bằng nội tiết tố và hỗ trợ sức khỏe sinh sản.
- Kẽm cũng là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, ngăn ngừa phát triển nhiều bệnh nghiêm trọng, bao gồm cả ung thư.
- Tăng cường sức khỏe của mắt: Kẽm là chất cần thiết để chuyển hóa vitamin A thành dạng hoạt động của nó để duy trì sức khỏe thị lực.
- Kích thích chữa lành vết thương: Kẽm có tác dụng điều trị nhiễm trùng và làm lành da.
- Tham gia phân hủy carbohydrate từ thực phẩm để tạo thành năng lượng cho cơ thể.
- Tốt cho sức khỏe tim mạch.
Thiếu kẽm sẽ gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe như tiêu chảy, bất lực, chậm phát triển, chán ăn, rụng tóc, mắt và da dễ bị tổn thương, suy giảm hệ miễn dịch.
Cách tốt nhất để bổ sung kẽm cho cơ thể cũng như ngăn ngừa nguy cơ thiếu hụt là bổ sung các loại thức ăn giàu kẽm từ thiên nhiên ngay dưới đây vào chế độ ăn uống hàng ngày nhé!
Tổng hợp danh sách các loại thực phẩm giàu kẽm nhất trong tự nhiên cho nam và nữ
Theo nghiên cứu, 90% lượng kẽm trong cơ thể tập trung ở xương và cơ bắp. Bạn hãy chú ý để bổ sung lượng phù hợp nhé, không nên quá nhiều cũng như quá ít. Ăn gì bổ sung kẽm?
Cập nhật trên Youtube Tổng hợp những thực phẩm bổ sung và giàu Chất Kẽm
Câu hỏi thường gập
Kẽm tham gia vào sự phát triển của xương, não bộ, các cơ quan nội tạng và duy trì quá trình trao đổi chất hoạt động bình thường. Loại khoáng chất này còn góp phần hình thành hơn 300 loại enzym trong cơ thể.
Kẽm có khả năng chống viêm, làm vết thương nhanh lành, hỗ trợ quá trình tái tạo collagen, sửa chữa AND nên khi bổ sung kẽm, bạn sẽ thấy các vết mụn ít để lại sẹo thâm hơn. Khi được nạp vào cơ thể qua đường ăn uống, kẽm sẽ kết hợp với các loại vitamin và khoáng chất khác để làm giảm mụn và ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa sớm trên da.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng là lựa chọn đúng đắn cho những người thiếu hụt kẽm. Do cơ thể không có biện pháp lưu trữ chất này, bạn cần duy trì đủ lượng kẽm cần thiết trong bữa ăn hàng ngày. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo, người trưởng thành cần hấp thụ đủ 8-11 mg kẽm mỗi ngày.
——————————————————-
© Bản quyền thuộc về Ice Fire
© Copyright by Ice Fire Channel ☞ Do not Reup
#thực_phẩm_bổ_sung_kẽm #tác_dụng_của_kẽm #ăn_gì_bổ_kẽm #thực_phẩm_có_kẽm